HƯỚNG DẪN SD BỒN BIOGAS COMPOSITE.

bồn biogas sản phẩm từ composite


TIẾN HÀNH LẮP ĐẶT:
1 Chà nhám các mối ghép và khoan lỗ thu gas
- Các mối ghép cần phải chà nhám và vệ sinh bằng dụng cụ như giấy ráp, máy mài. Việc làm này là bắt buộc vì để làm tăng độ gắn kết giữa các bộ phận của bể với nhau. Cụ thể
+ Nắp dưới: làm nhám vành chung quanh nơi sẽ gắn với nắp trên
+ Nắp trên: làm nhám 2 phần
Phần vành đai chung quanh nơi gắn với nắp dưới
Phần gắn với 2 bể điều áp:  Đánh nhám khoảng 5 - 7cm phần phía trong của vết đánh dấu trên nắp trên, làm tương tự với bể điều áp còn lại.
- Dùng mũi khoan có mũi Ø 16 để khoan 1 lỗ có đường kính 16 cm ở phía trên, đỉnh chính giữa tại điểm đã đánh dấu trên nắp để lắp ống thu khí.
2  Lắp bể phân hủy.
Hai nắp trên và dưới của bể phân huỷ được lắp ghép lại với nhau bằng bột và keo đã được pha từ bước 2.
Lắp ống thu khí: Dùng ren ngoài ống nhựa tiền phong Ø21 để lắp vào lố thu khí ở nắp trên sau đó dùng keo bột đắp xung quanh ống ren mới lắp để tăng độ gắn chắc và độ kín khí.
Để ngửa nắp dưới, chèn xung quanh đáy để tránh bị rung động trong khi trét  keo. Dùng bay để trét keo lên trên mép của vành ngoài nắp dưới, Lớp trét này dày khoảng từ 2 – 2,5cm, sau đó nâng nắp trên lên. Chỉnh sao cho các mép ngoài của hai phần bể chồng khít lên nhau rồi đặt nhẹ nắp trên xuống nắp dưới. Quá trình thao tác tránh xê dịch 2 nắp để keo giữa 2 nắp không bị xô đẩy ra ngoài.
Khoan ốc định vị: Nắp trên sau khi gắn vào nắp dưới, do keo chưa thể khô ngay nên cần thiết phải định vị để tránh bị xê dịch và hở trong quá trình khô keo.
Dùng khoan khoan xung quanh vành đai tiếp giáp 2 bể để lắp ốc, các ốc được chia đều chung quanh, mỗi bể lắp từ 10 - 15 ốc để định vị, Việc siết ốc chỉ đủ chặt để đảm bảo có độ dày ít nhất 4mm keo giữa 2 vành bể.
Dùng bay miết chặt keo giữa 2 nắp ở cả bên trong và bên ngoài bể.
3 Lắp bể đầu vào và bể đầu ra.
Bể có lỗ lõm nhỏ là bể đầu vào được lắp trước sau đó đến bể còn lại gọi là đầu bể đầu ra. Đặt các bể điều áp đã trét keo lên nắp trên của bể sao cho khớp với vết định vị ban đầu. Dùng dùng búa gỗ gõ để ép bể điều áp vào sát với nắp trên.
Dùng khoan để định vị bể điều áp vào với nắp trên bằng đinh vít. 
4  Đưa bể gas  xuống hố.
Sau ít nhất 1  giờ kể từ khi các bộ phận của bể được lắp ghép xong keo sẽ khô và các bộ phận của bể đã liên kết chặt thành 1 chỉnh thể thống nhất. Bể đã sẵn sàng được đưa xuống hố.
Đáy hố được chuẩn bị sẵn 1 lớp cát lót dày tối thiểu 20cm. 
5  Điều chỉnh Bể
Bể sau khi hạ có thể sẽ không cân đối, thợ kỹ thuật sẽ phải lay, dịch chuyển để điều chỉnh lại cho cân đối vào giữa hố và thăng bằng. Bể phải đảm bảo đứng thẳng (dùng ống nước divo để lấy thăng bằng) dùng cát lấp xung quanh bể cho đến gần hết chiều cao của nắp dưới.
Tiến hành bơm nước vào bể cho đến ½ thể tích bể theo huống dẫn, sau đó bơm nước ra xung quanh bể để cát toả đều ôm lấy toàn bộ nắp dưới của bể, lượng nước chỉ bơm vừa đủ để tránh bể bị nổi lên quá cao.
6 Lấp đất.
Sau khi kiểm tra độ kín khí của bể xong, đảm bảo bể đã kín khí sẽ tiến hành lấp đất hoặc cát để phủ kín bể. Phía trên của bể được làm phẳng để tạo mặt bằng cho các công việc khác (nuôi lợn, gà, trâu bò…). đạy hai nắp đầu vào và ra đi kèm theo với bể khi cần có thể tiện mở ra để kiểm tra sự hoạt động của bể.
Trong trường hợp nếu 2 bể áp áp lực vào và ra của bể thấp hơn so nới mặt nền của sân, vườn có thể xây thêm lên phía trên bể áp lực từ 1 – 3 hàng gạch để tránh bể bị nước từ sân, vườn chảy vào bể.